LÀNG CỔ ĐÔNG SƠN TỰA NÚI RỒNG

Non nước kỳ quan linh khí vượng, xóm làng đắc địa dáng rồng bay

Làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa là làng Việt cổ tựa núi Rồng, bên bờ sông Mã. Thế núi, hình sông đã giao hòa thành một trong những nơi vượng khí nhất của Xứ Thanh.

Truyền thuyết kể, Cao Biền có lần qua Hàm Rồng, thấy nơi đây vượng khí, ắt nước Nam sẽ sinh bậc đế vương. Ông về Tàu mang mang hài cốt của cha táng vào núi Hàm Rồng, để mong phát vương.

Nhưng bị linh khí nơi đây đùn xương cốt ra. Ông lại nghĩ ra cách tán nhỏ xương để dải vào huyệt đạo, khi chuẩn bị rắc, thì bất ngờ có đàn quạ bay qua, làm xương bay tóe tung. Việc việc táng xương cha vào huyệt núi rồng bất thành. Thời gian sau, Cao Biền bị vua Đường triệu về nước, và bị chém đầu.

Rước kiệu Hội làng ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm

Rước kiệu Hội làng ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm

Đời Trần, các vua Trần cho đi tìm huyệt đạo các nơi để trấn yểm, triệt không cho nơi đó sinh bậc đế vương, để nhà Trần vững bền muôn đời. Nhà Trần cho trấn yểm núi Hàm Rồng.

Hồ Kim Quy - làng Đông Sơn - P. Hàm Rồng

Hồ Kim Quy - làng Đông Sơn - P. Hàm Rồng

Một thời gian sau. Hồ Quý Lý, người Thanh Hóa đã thay nhà Trần. Nhà Hồ mất thì Lê Lợi xuất hiện, cùng muôn dân trăm họ, đánh đuổi quân Minh, lập nhà Hậu Lê. Nhà Lê yếu thì xuất hiện chúa Trịnh (Vĩnh Lộc) và chúa Nguyễn (Hà Trung) chia đôi đất nước. Nguyễn Ánh mang xứ mệnh thiên tử thống nhất thiên hạ, lập nhà Nguyễn.

Hồ Kim Quy - làng Đông Sơn - P. Hàm Rồng

Hồ Kim Quy - làng Đông Sơn - P. Hàm Rồng

Trước đó,  Đời Tùy, con trai út của Thái thú Lê Ngọc là tràng út đại vương, Tham xung tá quốc Lê Hựu (Hữu) theo cha chống lại nhà Tùy, đã hy sinh tại làng Đông Sơn. Theo truyền thuyết của người dân làng Đông Sơn: Có người cầm giáo, cưỡi ngựa chạy đến trang Đông Cương Thượng (tức làng Đông Sơn), gặp bà bán nước hỏi: Bà có thấy ai bị chặt rơi đầu, lắp lại vẫn sống không?

Rước kiệu Thành Hoàng Hoàng làng (Trịnh Thế Lợi) về Đền Thánh cả Lê Uy để dân làng làm nghi lễ tế Đức thánh cả Lê Uy và Thành Hoàng Làng ngày 3.3

Rước kiệu Thành Hoàng Hoàng làng (Trịnh Thế Lợi) về Đền Thánh cả Lê Uy để dân làng làm nghi lễ tế Đức thánh cả Lê Uy và Thành Hoàng Làng ngày 3.3

Bà trả lời: Từ nhỏ tới giờ tôi chưa ai nghe nói ai như thế bao giờ, chỉ có thánh mới như vậy. Bà bán quán vừa dứt lời thì người ngồi trên lưng ngựa ngã xuống và tắt thở. Ngài hóa ngày 3 – 3 âm lịch. Dân làng cho xây đền thờ ngài nhìn ra sông Mã (xóm Gốm ngày nay).

Các dòng họ, các xóm dâng lễ ngày Hội làng 3.3

Các dòng họ, các xóm dâng lễ ngày Hội làng 3.3

Tương truyền vua Trần Thái Tông khi đi đánh Chiêm Thành, đi qua đây, thuyền cứ bị xoay tròn, vua đoán ở đây có mộ, đền thiêng, Vua lên cẩn cáo và xin ngài phù hộ, và hứa nếu đánh thắng quân Chiêm, ông về cho xây dựng lại đền. Sau khi chiến thắng quân Chiêm, ông đã cấp tiền cho dân xây lại đền.

Đời Nguyễn, các thuyền bè qua đây, nếu quên không lên thắp hương, thì thường hay bị lật thuyền, các chủ thuyền, bè có đơn kiện đến nhà vua. Sau đó nhà vua cho chuyển đền đến vị trí ngày nay, tức đền Thánh cả Lê Uy.  (Có nghĩa người họ Lê uy linh, uy nghi, chứ không phải ông tướng họ Lê, tên Uy đời Lý, như nhiều người nhầm tưởng, kể cả Bộ văn Hóa cũng nhầm khi mô tả trong hồ sơ di tích, công nhận đền là di tích lịch sử cấp quốc gia).Tại đền Thánh cả còn thờ Trần Khát Chân.

Đề Thánh cả thờ Tham Xung Tá Quốc, Chàng Ất Đại Vương Lê Hựu và Trần Khát Chân

Đề Thánh cả thờ Tham Xung Tá Quốc, Chàng Ất Đại Vương Lê Hựu và Trần Khát Chân

Đời Lê Trung Hưng, tướng quân Trịnh Thế Lợi (không rõ quê) về làng Đông Sơn sinh sống. Ông thấy người dân làng Đông Sơn hay bị ốm do gió Bắc vì làng quay hướng Bắc, nên ông vận động dân làng chuyển từ vị trí đường Phượng Hoàng, chuyển về vị trí làng ngày nay. Sau khi ông chết, ông được dân làng phong là Thành Hoàng Làng, tức đức Thánh Trần (có nghĩa khu mộ, thờ ông không có mái mà để trần, nên người dân quen gọi là Đền Trần, hay thánh trần)

"Đền Trần" hay "Miếu Nhị" nơi thờ Đức Thành hoàng làng Trịnh Thế Lợi

"Đền Trần" hay "Miếu Nhị" nơi thờ Đức Thành hoàng làng Trịnh Thế Lợi

Đền Trần, nơi thờ Hành hoàng làng Trịnh Thế Lợi

Đền Trần, nơi thờ Hành hoàng làng Trịnh Thế Lợi

 Ngày hội làng dâng hương Đức Thánh Cả, Chàng Ất Đại Vương, Tham Xung Tá Quốc vào ngày 3.3, hàng năm, người dân làng rước kiệu ngài Trịnh Thế Lợi (Thành Hoàng Làng) về Đền Thánh Cả để tế. Cuối ngày 3.3, dân làng lại rước ngày về đền Trần.

Dân làng rước kiệu Thành Hoàng Làng về Đền Trần, sau khi dâng hương tại đền Thánh Cả Lê Uy, ngày 3 - 3 âm

Dân làng rước kiệu Thành Hoàng Làng về Đền Trần, sau khi dâng hương tại đền Thánh Cả Lê Uy, ngày 3 - 3 âm

Năm 1924, người dân làng Đông Sơn phát hiện trống đồng bên bờ sông Mã, người Pháp lấy tên làng Đông Sơn đặt tên cho tên trống và nền văn minh Đông Sơn.

Chùa Đông Sơn tức chùa Phạm Thông hay Phạm Thông Dược Sư Tự

Chùa Đông Sơn tức chùa Phạm Thông hay Phạm Thông Dược Sư Tự

 Trải qua các đời, các bậc đế vương, danh nho đã đến Động Long Quang hưởng ngoạn, tức cảnh, sinh tình, làm thơ, tạch vào vách núi đá, như: Lê Thánh Tông, Lê Hiển Tông trước đó có Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Nguyễn Trãi, sau đó có Tản Đà….

Hang Mắt Rồng

Hang Mắt Rồng

Động Tiên Sơn - làng Đông Sơn

Động Tiên Sơn - làng Đông Sơn

Hồ Kim Quy

Hồ Kim Quy

Khu tập Golf - quần thể Eco village

Khu tập Golf - quần thể Eco village

Nhà cổ, đươc công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà cổ, đươc công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh

Hương quê tái hiện trong Lễ Hội làng cổ Đông Sơn, 2022

Hương quê tái hiện trong Lễ Hội làng cổ Đông Sơn, 2022

THANK YOU!